Dù di chuyển trên cùng chiều nhưng việc lái xe trên đường cao tốc yêu cầu chủ xe phải tuân thủ nghiệm ngặt luật giao thông và bình tĩnh để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Bởi cung đường này các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh, chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể gây tai nạn dồn toa nghiêm trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về an toàn khi lái xe trên đường cao tốc mà chủ xe cần nắm rõ.
Menu
Lưu ý trước khi lái xe vào đường cao tốc
Kiểm tra, chuẩn bị xe trước hành trình
Lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt là những con đường mới, có thể không có nhiều trạm dừng nghỉ, sửa chữa, hoặc trạm xăng cho xe. Vì vậy, tài xế cần chuẩn bị xe một cách cẩn thận trước mỗi hành trình.
Ngoài việc đảm bảo rằng xe không có vấn đề gì về hệ truyền động (động cơ, hộp số, dẫn động…), các mục kiểm tra mà tài xế có thể tự thực hiện bao gồm: kiểm tra áp suất của lốp để đảm bảo được bơm đủ hơi, theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên khung cửa bên tài, kiểm tra hệ thống phanh để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đảm bảo bình nhiên liệu đủ để hoàn thành hành trình, kiểm tra gương và kính để đảm bảo không bị bẩn hoặc mờ, và kiểm tra hệ thống đèn để đảm bảo chúng hoạt động đầy đủ và chính xác.
Một điều quan trọng khác mà nhiều tài xế thường quên khi lái xe trên đường cao tốc là việc chuẩn bị đủ tiền trong thẻ thu phí tự động. Ngày nay, hầu hết các đoạn cao tốc đều sử dụng hệ thống thu phí tự động.
+ Đối với những chiếc xe mới, việc dán thẻ trước khi vào cao tốc giúp tránh mất thời gian dán tại trạm thu phí.
+ Đối với những chiếc xe đã dán thẻ, tài xế cần đảm bảo rằng số tiền trong thẻ đủ để thanh toán mức phí tại trạm. Hơn nữa, các ứng dụng thu phí thường liên kết với ngân hàng, nên tốt nhất là thiết lập tự động nạp tiền từ ngân hàng vào thẻ. Ví dụ, tài xế có thể đặt cài đặt để tự động nạp thêm 1 triệu đồng vào thẻ khi tài khoản thu phí còn dưới 300.000 đồng.
Chuẩn bị sức khỏe, đảm bảo luôn tập trung
Có thể bạn đã biết, tốc độ trung bình trên đường cao tốc thường nhanh hơn so với trong thành phố hoặc trên quốc lộ. Vậy nên lái xe trên đường cao tốc đòi hỏi sự tập trung cao để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống nguy hiểm xảy ra. Đồng thời, di chuyển liên tục ở tốc độ cao cũng có thể gây buồn ngủ cho tài xế.
Để duy trì sự tập trung, quan trọng là đảm bảo có đủ giấc ngủ trước khi bắt đầu hành trình và không để bụng đói. Trước mỗi chuyến đi, việc uống cà phê, trà, hoặc nước tăng lực có thể giúp tăng sự tỉnh táo, nhưng cần tránh lạm dụng.
Ngay cả khi tài xế đã ngủ đủ giấc, tình trạng buồn ngủ vẫn có thể xảy ra khi lái xe trên đường cao tốc. Hiện tượng này được gọi là “thôi miên cao tốc”, mô tả sự buồn ngủ hoặc sự mất tập trung khi lái xe trên các đoạn đường dài, ít cảnh vật, và tốc độ di chuyển đều. Lý do là não bộ không nhận được đủ kích thích từ sự thay đổi về thị giác, dẫn đến giảm khả năng phản xạ. Tài xế có thể vẫn giữ được sự kiểm soát trên vô-lăng, nhưng có thể quên các chi tiết như biển báo giao thông hoặc lối ra.
Trong những chặng đường dài và ít có cảnh vật, nên hạn chế việc lái xe liên tục trong khoảng 2 giờ, sau đó nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi tiếp tục hành trình. Tránh nghe nhạc êm, nhịp điệu chậm và thay vào đó, nên chọn podcast hoặc sách nói để kích thích não bộ thông qua sự thay đổi nội dung. Mở cửa sổ để có thêm khí tươi cũng là một biện pháp khả dụng.
Tham khảo màn hình android Kovar với kho ứng dụng giải trí khổng lồ, giúp xua tan nhàm chán, mệt mỏi khi di chuyển.
Trong trường hợp cơn ngủ không thể dứt, chủ xe nên ghé trạm dừng nghỉ hoặc nơi an toàn cách xa đường xe chạy và chợp mất trong khoảng 15-30 phút.
Lưu ý nhập làn vào cao tốc
Khi muốn nhập làn trên cao tốc, tài xế cần phải đặc biệt quan sát kỹ, đảm bảo rằng đường đang thoáng và không có xe nằm trong điểm mù. Sau đó, bật xi-nhan bên trái, tăng tốc độ và chuyển vào làn cần nhập. Việc bật xi-nhan tại thời điểm này biểu hiện ý “đang muốn chuyển làn”, do đó, tài xế cần nhường đường cho các phương tiện khác đang di chuyển trên cao tốc.
Việc nhập làn chỉ nên thực hiện khi tất cả điều kiện an toàn đã được đảm bảo, và quá trình này phải diễn ra mạnh mẽ, không lưỡng lự và không dừng lại giữa làn.
Tìm hiểu kỹ đường đi, biển báo giao thông
Trước khi bắt đầu hành trình, tài xế mới nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về địa hình và các thông tin liên quan đến cao tốc. Chú ý đặc biệt đến việc quan sát và tuân thủ các biển báo trên đường để đảm bảo an toàn. Bạn có thể tham khảo màn hình android Kovar tích hợp 3 bản đồ thông minh là Vietmap, Google Maps, Navitel giúp dẫn đường định vị cùng với đó là cảnh báo tốc độ, đọc biển báo giao thông để hỗ trợ cho chủ xe một hành trình an toàn và chính xác.
Sử dụng đèn hợp lý vào ban đêm
Khi lái xe trên đường cao tốc vào buổi tối, việc sử dụng đèn pha đúng cách là quan trọng. Tài xế cần chỉ sử dụng đèn pha khi không có xe phía trước hoặc ở làn ngược lại. Bật đèn pha khi có xe phía trước có thể tạo ra ánh sáng chói lọi gây khó khăn cho các tài xế khác, có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm.
Các tính năng đèn pha thông minh trên nhiều xe hiện đại có khả năng tự động điều chỉnh đèn pha khi phát hiện phương tiện di chuyển phía trước, nên nếu có sẵn, tài xế nên tận dụng tính năng này để tăng cường an toàn khi lái xe vào ban đêm.
Lưu ý khi lái xe trong đường cao tốc
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Duy trì một khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước là vô cùng quan trọng. Việc này đảm bảo rằng xe ở phía sau sẽ có đủ thời gian và quãng đường cần thiết để phanh khi phát hiện sự cố với xe phía trước. Đặc biệt, khi di chuyển trên các làn đường cao tốc với tốc độ cho phép là 100km/h hoặc 120km/h, việc duy trì khoảng cách là điều cực kỳ quan trọng.
Trong trường hợp không duy trì khoảng cách an toàn, có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm. Khi xe phía trước thực hiện pha phanh đột ngột hoặc thay đổi làn đường một cách bất ngờ, tỷ lệ xảy ra va chạm là rất cao.
Với tốc độ di chuyển từ 80km/h đến 100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu nên là 70m. Đối với tốc độ từ 100km/h đến 120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu cần được duy trì là 100m. Điều này giúp đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ va chạm khi tham gia giao thông với tốc độ cao.
Tuyệt đối không đột ngột chuyển làn
Mỗi hướng di chuyển trên đường cao tốc được phân chia thành 2-3 làn đường, ứng với các giới hạn tốc độ khác nhau (60km/h, 80km/h, 100km/h hoặc 120 km/h). Do đó, việc chuyển làn đột ngột có thể dẫn đến va chạm do sự chênh lệch về tốc độ.
Quy tắc cơ bản là chủ xe chỉ được thực hiện chuyển làn ở những khu vực được phép, được đánh dấu bằng vạch đứt và có biển báo tương ứng. Thứ hai, khi quyết định chuyển làn, cần bật đèn xi nhan để thông báo ý định cho các phương tiện ở làn bên kia. Đồng thời, cần theo dõi xe phía trước và sau ở làn hiện tại để duy trì khoảng cách an toàn trước khi tiến hành chuyển làn. Ngoài ra, khi nhập vào làn mới, tùy thuộc vào giới hạn tốc độ, cần điều chỉnh tốc độ để duy trì an toàn.
Di chuyển đúng tốc độ cho phép của làn
Lái xe trên đường cao tốc cho phép các phương tiện di chuyển với tốc độ cao, nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình đi lại. Vì vậy, quan trọng nhất là điều chỉnh tốc độ di chuyển sao cho phù hợp với giới hạn tốc độ của từng làn đường. Ví dụ, làn trong cùng được quy định tốc độ tối đa là 120km/h, nhưng người lái xe chỉ di chuyển với tốc độ 80km/h, điều này làm giảm hiệu suất của tuyến đường và tạo ra khó khăn và không thoải mái cho các phương tiện ở phía sau.
Xác định vị trí quy định của các điểm dừng, đỗ
Thông thường khi lái xe trên đường cao tốc sẽ có những chặng dừng chân để bạn nghỉ ngơi hoặc xử lý sự cố không may xảy ra. Nếu bạn muốn di chuyển vào các điểm dừng đỗ, hãy chú ý bật xi nhan chuyển làn và quan sát kỹ các xe di chuyển phía sau và cả phía trước.
Lưu ý giảm tốc khi gặp mưa lớn
Trong điều kiện mưa, sức bám giữa bánh xe và mặt đường giảm đi. Nếu phải thực hiện phanh gấp, quãng đường dừng sẽ tăng lên đáng kể so với trạng thái thời tiết bình thường. Đặc biệt, khi di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ lớn, chiều dài của quãng đường cần để dừng xe cũng sẽ tăng lên. Trong tình huống khẩn cấp, nếu phải phanh gấp, có thể tạo ra tình trạng rủi ro nguy hiểm.
Do đó, khi lái xe trên đường cao tốc trong điều kiện mưa lớn, quan trọng nhất là chủ xe phải giảm tốc độ và tập trung vào việc quan sát hai bên kính chiếu hậu. Điều này giúp tăng khả năng phản ứng của người lái xe trong trường hợp cần phanh hoặc thực hiện các biện pháp an toàn khác để giảm nguy cơ tai nạn.
Xem thêm các bài viết về kinh nghiệm lái xe an toàn:
Những điều cần làm khi gặp xe ngược chiều
Cách nhập đường cao tốc an toàn
Kinh nghiệm vượt xe cùng chiều an toàn dành cho lái mới