Có rất nhiều người gộp chung bằng ô tô cùng bằng xe máy bởi vì họ nghĩ bằng ô tô yêu cầu kĩ thuật cao hơn nên đồng nghĩa với việc sở hữu bằng ô tô là có thể thoải mái tự do điều khiển xe máy đi lại trên đường nhưng trên thực tế không phải như vậy. Vậy có bằng ô tô có cần bằng xe máy không? Hãy cùng Kovar.vn đi giải đáp câu hỏi này nhé !
Menu
Có bằng ô tô có cần bằng xe máy không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người đang sở hữu tấm bằng lái ô tô thắc mắc. Phần lớn, những thí sinh này không muốn gộp chung bằng lái xe máy với bằng lái ô tô. Vì lo ngại sự bất tiện khi sử dụng và muốn thi bằng lái xe máy riêng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người thì lại không muốn thi thêm bằng lái xe máy khi đã có bằng lái ô tô. Vì như thế sẽ mất thời gian và chi phí dự thi bằng lái xe máy.
Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phải có bằng lái phù hợp với loại xe đó, không thể dùng giấy phép lái xe ô tô thay cho giấy phép lái xe máy được ( Theo khoản 1, điều 58 Luật Giao thông Đường Bộ). Như vậy có bằng ô tô có cần bằng xe máy không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp qua hai trường hợp. Trường hợp 1, người lái xe này xác định di chuyển phương tiện bằng ô tô 100% không sử dụng đến xe máy thì câu trả lời là “không cần”, còn trường hợp hai là đối với những đối tượng có cùng tham gia điều khiển cả xe máy khi lưu thông thì câu trả lời ở đây là “cần”.
Tuy nhiên có nhiều người không hề biết rằng nếu khi bạn đã có bằng ô tô mà muốn thi thêm bằng xe máy thì sẽ có rất nhiều thuận tiện và nhanh gọn mà sẽ được Kovar.vn đề cập đến ở dưới đây.
Lưu ý khi thi bằng xe máy khi đã có bằng ô tô
Một tin vui đối với mọi người đã có bằng lái ô tô mà muốn thi thêm bằng lái xe máy đó là: nếu bạn đã có bằng lái ô tô rồi thì khi thi lấy bằng lái xe máy bạn sẽ được hoàn toàn miễn phần thi lý thuyết và chỉ cần thi thực hành thôi. Như vậy điều này khá tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.
Hồ sơ thi bằng lái xe máy khi đã sở hữu bằng lái xe ô tô
Khi đã trả lời được câu hỏi trên rồi thì chắc hẳn điều thứ hai khiến bạn quan tâm đó chính là bộ hồ sơ dự thi bằng lái xe máy khi mà bạn đã có tấm bằng lái ô tô sẽ bao gồm những gì?
Một bộ hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
- Bằng lái xe ô tô (phô tô công chứng)
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước (phô tô công chứng).
- 2 tấm ảnh khổ 4×6 theo quy định.
Bạn có thể đến các trung tâm đào tạo lái xe máy uy tín. Để đăng ký một khóa sát hạch giấy phép lái xe máy sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên. Ở trung tâm sẽ tổ chức các khóa thi ngay sau khi bạn đăng kí khoảng 7 đến 10 ngày. Và bạn hoàn toàn được miễn thi phần lý thuyết như theo quy định. Và chỉ phải chờ khoảng 1 đến 2 tuần sau là bạn có thể đến nhận bằng xe máy của mình.
Mức phạt đối với các chủ xe điều khiển phương tiện xe máy mà không có giấy phép lái xe
Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Những loại giấy phép lái xe được sử dụng ở Việt Nam
Dưới đây, Kovar.vn sẽ cập nhật một số loại bằng lái xe cơ giới đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay để độc giả nắm rõ hơn:
- Giấy phép lái xe hạng A1: Sử dụng cho những loại xe 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50-174cc.
- Giấy phép lái xe hạng A2: Sử dụng cho các phương tiện xe 2 bánh có dung tích trên 175cc, và được sử dụng cho tất cả những loại phương tiện được quy định trong hạng A1.
- Giấy phép lái xe hạng A3: Người có bằng lái hạng A3 được phép điều khiển các loại phương tiện như xe mô tô 3 bánh, xe lam 3 bánh, xích lô có gắn máy và cả những phương tiện có trong bằng lái A1.
- Giấy phép lái xe hạng A4: Sử dụng cho những loại xe cơ giới dạng máy kéo có tải trọng dưới 1 tấn.
- Giấy phép lái xe hạng B1: Được sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Lưu ý: Giấy phép hạng B1 không được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
- Giấy phép lái xe hạng B2: Bằng B2 được sử dụng cho xe từ 4-9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3,5 tấn. Khác với bằng B1, bằng B2 được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
- Giấy phép lái xe hạng B11: Loại giấy phép lái xe này có thể sử dụng cho các dòng ô tô 4-9 chỗ ngồi, tải dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.
- Giấy phép lái xe hạng C: Người có bằng C có thể lái xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.
- Giấy phép lái xe hạng D: Được phép điều khiển xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.
- Giấy phép lái xe hạng E: Có thể sử dụng đề điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.
- Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có bằng lái B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối toa.
Như vậy bên trên là tất cả các thông tin mà Kovar cung cấp tới bạn giả để giải đáp chi tiết nhất câu hỏi: ” Có bằng ô tô có cần bằng xe máy không?”. Qua đây mọi người nên tham khảo các bằng lái xe ứng với các phương tiện cho phép trong quy định để đảm bảo chấp hành nghiêm túc quy định tham gia giao thông và tránh mất tiền oan.