Quy định mới nhất về vạch kẻ đường khi tham gia giao thông

Khi tham gia giao thông ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn biển báo và các đèn giao thông ra thì người điều khiển giao thông cần chú ý cả về vạch kẻ đường. Dưới đây là những thông tin chi tiết quy định mới nhất về vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường là gì? 

Vạch kẻ đường là gì? Theo quy định của luật giao thông, Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Các loại vạch kẻ đường 

Có rất nhiều cách để phân chia các loại vạch kẻ đường như sau:

  • Dựa vào vị trí vạch kẻ đường được chia làm 2 loại là: Vạch trên mặt bằng (mặt đường, vạch dọc đường, ngang đường…) có màu trắng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt đường bằng. Ví dụ, vạch chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau hay xác định ranh giới phần đường cấm…(trừ một số vạch có màu vàng như vạch cấm dừng và đỗ xe). Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường, kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ. Ví dụ, vạch xác định các bộ phận thằng đứng của công trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt…
  • Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường có các loại là: Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường và vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy. Các loại vạch khác là các loại kí hiệu chữ hoặc hình thức khác như: vạch chỉ số hiệu đường hay vạch báo hiệu STOP.
  • Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường gồm: Vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ và dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau: Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc. Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.

Ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường

Dưới đây là một số vạch kẻ đường phổ biến nhất mà chúng ta hay nhìn thấy ở trên đường hiện nay: 

Vạch đơn màu trắng nét đứt

Vạch đơn màu trắng nét đứt
Vạch đơn màu trắng nét đứt

Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, người điều khiển xe được chuyển xe sang làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh). Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.

Vạch màu trắng nét liền

Vạch màu trắng nét liền
Vạch màu trắng nét liền

Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.

Vạch màu vàng nét đứt

Vạch màu trắng nét đứt
Vạch màu trắng nét đứt

Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng (hay còn gọi là vạch 1.1) dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía. Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn.

Vạch màu vàng nét liền

Vạch màu vàng nét liền
Vạch màu vàng nét liền

Là loại vạch màu vàng nét liền dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa. Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Hai vạch màu vàng song song

Hai vạch màu vàng song song
Hai vạch màu vàng song song

Là hai vạch màu vàng, song song, liền nét và  là vạch phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, vạch này dùng để:

– Phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

– Trường hợp có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch kẻ màu vàng song song để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, đè lên vạch. Khi đó vạch này có tác dụng như vạch màu vàng nét liền nêu trên.

Vạch làn đường ưu tiên

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:

– Vạch trắng nét liền: Dành riêng cho 01 loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này;

– Vạch trắng nét đứt: Dành riêng cho 01 loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét

Vạch đôi song song một vạch liền một vach nét đứt
Vạch đôi song song một vạch liền một vach nét đứt

Là vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)

Là dạng vạch kép, một vạch liền, một vạch đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Phạt bao nhiêu khi không tuân thủ vạch kẻ đường

Vi phạm lỗi sai vạch kẻ đường
Vi phạm lỗi sai vạch kẻ đường

Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô mới được xác định là lỗi “sai làn đường”, khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường theo Nghị định 46/2016.

Nghị định 46 quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong Nghị định 100 với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định như sau:

– Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng). Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

– Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng). Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lưu ý: Khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định riêng. Cụ thể:

– Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng;

– Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng;

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng;

– Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng.

Như vậy, bên trên là tất cả những quy định mới nhất về vạch kẻ đường khi tham gia giao thông. Mọi người tham gia điều khiển giao thông nên chú ý đi đúng theo chỉ dẫn từ biển báo giao thông đường bộ, đèn giao thông, vạch kẻ đường,… để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đồng thời để tránh bị phạt tiền oan. Kovar chúc các tài xế lái xe an toàn !

post