Những bộ phận dễ “mắc bệnh” vào mùa hè và giải pháp

Mùa hè là thời điểm khiến xế yêu của bạn rất dễ “mắc bệnh” do phải chịu nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như nắng nóng, mưa bão, ngập lụt,…Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ xảy ra những sự cố đáng tiếc khi đang di chuyển. Dưới đây là những bệnh thường gặp của xế yêu vào mùa hè và cách khắc phục tốt nhất.

Điều hòa hoạt động quá tải

dieu-hoa-hoat-dong-qua-tai-vao-mua-he
Điều hòa phải hoạt động quá tải vào mùa hè

Trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, điều hòa là bộ phận “cứu cánh” giúp làm mát. Tất nhiên cũng chính vì thế mà nó phải hoạt động hết công suất nên rất dễ phát sinh nhiều vấn đề. Một số nguyên nhân khiến điều hòa không mát hoặc làm lạnh kém như sau:

– Lọc gió điều hòa bị bám bẩn: Lúc này bạn cần làm vệ sinh sạch sẽ bộ phận lọc gió và thay mới nếu chạy được khoảng 16.000 – 24.000 km theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 

– Kiểm tra hệ thống gas điều hòa: Gas điều hòa có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng. Một khhi lượng gas lạnh giảm xuống thì điều hòa chắc chắn sẽ không mát. Theo khuyến cáo, người dùng nên kiểm tra gas điều hòa 1 năm hoặc 2 năm 1 lần để đảm bảo hoạt động tốt. 

– Dàn nóng và dàn lạnh điều hòa: Hai hệ thống này nếu bị bẩn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng làm mát của điều hòa. Bạn cần vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh sau khi đi được 30.000km đầu tiên. Sau đó, xuống 20.000km/lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần. 

Dung dịch ắc quy bị bay hơi

Ắc quy cũng là một bộ phận phải hoạt động hết công suất trong mùa hè. Nhiệt độ cao sẽ khiến dung dịch bên trong ắc quy dễ bị bay hơi, không còn đạt tiêu chuẩn chất lượng như ban đầu, dẫn đến tình trạng bị chết ắc quy, cháy chập. 

Để khắc phục tình trạng này, chủ xe cần kiểm tra ắc quy thường xuyên và tháo dây ắc quy, lau sạch các đầu cực và thay ắc quy định kỳ từ 3-5 năm. 

Lốp xe bị hư hỏng

lop-xe-bi-hu-hong-vao-mua-he
Lốp xe dễ bị hư hỏng vào mùa hè

Lốp xe là bộ phận phải chịu nhiều tác động mạnh do thường xuyên phải tiếp xúc với mặt đường nóng. Không ít tình huống lốp xe đột nhiên bị nổ khi đang chạy trên đường, gây nên những hậu quả khó lường. Vậy nên các tài xế cần hết sức chú ý, kiểm tra thường xuyên tình trạng lốp. Tránh để lốp quá căng hoặc quá non khi di chuyển. Phương pháp tốt nhất là bạn hãy trang bị ngay cảm biến áp suất lốp cho xế yêu để theo dõi, giám sát tình trạng lốp, đảm bảo lái xe an toàn. 

Ngoài ra, để tránh rủi ro, bạn không nên chạy xe quá tốc độ, nếu chạy đường trường thì nên để một khoảng thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa nguy cơ nổ lốp, không chở quá tải và không nên dùng lại lốp đã vá.

Hao nhiên liệu

mua-he-tieu-hao-nhieu-nhien-lieu-hon
Mùa hè tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường

Xăng xe liên tục tăng cao vào mùa hè khiến chủ xe càng cần phải quan sát kỹ hơn mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô. 

Nhiều người cho rằng, điều hòa là nguyên nhân khiến tốn nhiên liệu hơn bình thường. Nhưng thật ra, nhiệt độ cao sẽ khiến cho lượng xăng trong bình chuyển sang dạng hơi và làm áp suất bên trong tăng cao, dẫn đến hơi xăng bị rò rỉ.

Để khắc phục tình trạng này, việc đầu tiên chủ xe cần làm đó là đậy chặt nắp bình nhiên liệu. Nếu phát hiện xe quá tốn xăng thì nên ngửi xem quanh xe có mùi bất thường nào không. Phát hiện kịp thời, mang cho  thấy xe tốn xăng quá thì ngửi xem quanh xe có mùi bất thường không. Nếu có thì hãy mang xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra chính xác. Ngoài ra, nếu phát hiện xe có dấu hiệu hao xăng thì cần kiểm tra ngay các bộ phận sau đây:

– Lốp xe: Áp suất lốp không đảm bảo cũng dẫn đến hao xăng, cần bơm đúng quy định của nhà sản xuất, không nên quá căng hay quá non.

– Lọc gió: Bị bẩn cũng là nguyên nhân khiến xế yêu bị tốn xăng. Vậy nên, cần vệ sinh lọc gió thường xuyên, khoảng 20.000 km theo khuyến cáo nhà sản xuất,.

– Dầu nhớt và nước mát động cơ: Kiểm tra dầu nhớt/nước mắt nếu phát hiện thiếu hoặc quá cũ/đổi màu thì bạn cần bổ sung và thay mới ngay. 

– Bugi: Chủ xe cần kiểm tra bugi xem có bị bụi bẩn, ăn mòn không. Nếu bẩn thì vệ sinh, còn nếu bị hỏng thì thay mới.

Trên đây là những bộ phận dễ bị “mắc bệnh” vào mùa hè. Hy vọng sẽ giúp ích bạn trong hành trình lái xe vạn dặm an toàn. 

post