Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hộp số tự động vô cấp

Xuất hiện trên rất nhiều dòng xe hiện nay nhưng có rất nhiều tài xế vẫn không thật sự hiểu rõ về hộp số tự động vô cấp. Vậy hôm nay hãy cùng Kovar.vn để đi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hộp số tự động vô cấp nhé !!!

Hộp số tự động vô cấp là gì? 

Hộp số tự động vô cấp là gì?
Hộp số tự động vô cấp là gì?

Hộp số tự động vô cấp hay còn được gọi tắt là hộp số CVT (viết tắt của Continuously Variable Transmission), đúng như ý nghĩa tên gọi của nó thì đây là hộp số biến thiên vô cấp. Hộp số tự động vô cấp ngày càng được biết đến rộng rãi khi có mặt trên rất nhiều dòng xe ô tô có thể kể đến như Honda, Audi, Nissan, GM,… 

Cấu tạo của hộp số tự động vô cấp

Cấu tạo của hộp số tự động vô cấp
Cấu tạo của hộp số tự động vô cấp
Theo như tìm hiểu của Kovar thì cấu tạo của hộp số tự động vô cấp gồm 4 bộ phận cơ bản:
  • Đai truyền bằng kim loại hay cao su có công suất cao
  • Một hệ puli có đầu vào thay đổi gắn với trục quay động cơ (ròng rọc)
  • Một hệ puli đầu ra dẫn đến bánh xe
  • Bộ vi xử lý và các cảm biến để theo dõi và điều khiển 

Nguyên lí hoạt động

Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động vô cấp
Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động vô cấp

Với cấu tạo các bộ phận được nêu cụ thể ở trên thì điểm đặc biệt của hộp số CVT là không có các cấp số nên hoạt động của nó đơn giản hơn các loại hộp số khác có cả một hệ thống “bánh răng, phanh, ly hợp” rất nhiều.

Theo như nguyên lí hoạt động của hộp số tự động vô cấp thì 3 nhân tố: đai truyền kim loại hay cao su, hệ puli có đầu vào thay đổi gắn với trục quay động và hệ puli đầu ra dẫn đến bánh xe vẫn là ba nhân tố chủ chốt để hộp số tự động vô cấp hoạt động được. Cụ thể như sau, cả hai puli đầu vào/ra đều được tạo thành bởi hai khối hình nón nghiêng 20 độ, đặt đối diện nhau. Bên trong rãnh giữa hai khối hình nón này có một dây đai chạy và khoảng cách giữa chúng có thể được thay đổi. Khi hai hình khối tách xa nhau, dây đai ngập sâu vào trong rãnh và bán kính của dây đai quấn quanh puli sẽ giảm đi. Ngược lại, khi chúng ở gần nhau thì bán kính dây đai sẽ tăng lên. Để tạo ra lực cần thiết thay đổi khoảng cách giữa hai khối hình nón, hộp số tự động vô cấp có thể sử dụng áp suất thuỷ lực hoặc lò xo.

Tác dụng của hộp số tự động vô cấp

Hãy cùng Kovar điểm qua một vài tác dụng nổi trội của hộp số tự động vô cấp như sau:
  • Đầu tiên, hộp số tự động vô cấp đem lại cho người lái những trải nghiệm lái xe mượt mà tương tự đối với các xe trang bị hộp số tự động thông thường nhưng nguyên lý hoạt động khác nhau khi hộp số tự động vô cấp không hề có các cấp số. Chính vì thế, hộp số tự động vô cấp này rất linh hoạt khi chuyển số qua đồng thời từ đó có thể giúp tiết kiếm nhiên liệu động cơ. 
  • So với các động cơ lắp hộp số thường thì việc trang bị hộp số tự động vô cấp giúp chiếc xe có thể đạt tốc độ nhanh hơn khoảng 20% – 25% lên tới 100km/h thông qua nguyên lý hộp số tự động vô cấp chuyển tất cả các đặc điểm trên đặc tính công tác của động cơ thành các điểm tương ứng trên đặc tính công tác của nó.
  • Mặc dù có nhiều ưu điểm rõ rệt như trên nhưng với nguyên lý hoạt động và cấu tạo vô cùng đơn giản thì hộp số tự động vô cấp rất ít khi gặp trục trặc về mặt kĩ thuật, sửa chữa đơn giản và chi phí sửa chữa thường rất rẻ. 

Ưu và nhược điểm của hộp số tự động vô cấp

Từ những tác dụng được nêu của hộp số tự động vô cấp như trên thì bạn đọc hãy cùng Kovar đi phân tích ưu và nhược điểm của hộp số tự động vô cấp nhé!

Ưu và nhược điểm của hộp số tự động vô cấp
Ưu và nhược điểm của hộp số tự động vô cấp

Ưu điểm của hộp số tự động vô cấp:

  • Đem lại sự vận hành êm ái, mượt mà nhờ việc loại bỏ hiện tượng giật cục khi sang số nhờ dải tỷ số truyền biến thiên liên tục
  • Giảm thiểu tiếng ồn khoang lái, tiếng ồn của động cơ giúp người lái hay các hành khách ngồi trên xe tránh khỏi bị ảnh hưởng và xao nhãng bởi các tiếng ồn.
  • Nhờ luôn được hoạt động tốt ở tốc độ vòng quay tối ưu nên hộp số tự động vô cấp giảm thiểu ít khí thải ra môi trường hơn so với các loại hộp số thông thường từ đó giúp góp phần bảo vệ môi trường đồng thời giúp tiết kiệm nguyên liệu. 
  • Linh hoạt và nhanh nhạy khi tài xế thay đổi các trạng thái như tăng giảm ga và vận tốc, không xuất hiện tình trạng đuối số khi xe giảm tốc độ đặc biệt lúc lên dốc. 
  • Giúp tăng tốc nhanh và giảm thất thoát lực so với hộp số tự động thông thường.
  • Cấu trúc, thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, vận hành đơn giản, ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
  • Chi phí sản xuất ít tốn kém, giúp giá thành sản phẩm hạ thấp hơn.
  • Công tác sửa chữa đơn giản và chi phí rẻ.
  • Trọng lượng và kích thước của hộp số tự động vô cấp nhỏ hơn so với hộp số tự động 4 cấp. Cũng nhờ đó, thể tích khoang động cơ cũng nhỏ hơn, khoang hành khách có thể mở rộng hơn, tối ưu tốt hơn.

Nhược điểm của hộp số tự động vô cấp:

  • Hộp số tự động vô cấp không chịu được mô-men xoắn cao, người lái khó cảm nhận được cảm giác khi chuyển số điều này có thể khiến cho quá trình tăng tốc của lái xe không có được cảm giác phấn khích nhất là đối với những tài xế đam mê tốc độ 
  • Khi truyền công suất lớn có thể sinh ra hiện tượng trượt đai.
  • Tỷ số truyền biến thiên vô cấp khá chậm nên khả năng tăng tốc của xe có phần kém hơn so với các hộp số thông thường.
  • Dây đai của hộp số tự động vô cấp cũng có khả năng bị trượt và kéo giãn, làm giảm hiệu suất hoạt động.
  • Đánh đổi cơ cấu bánh răng trên hộp số tự động 4 cấp truyền thống, hộp số vô cấp tất nhiên sẽ khó thể khắc phục những nhược điểm cố hữu.
  • Khả năng tăng tốc kém, khó khăn hơn khi đổ đèo hoặc xuống dốc khi không có các số phụ như hộp số tự động 4 cấp
  • Chịu tải và phản ứng kém 
  • Theo nghiên cứu thì tuổi thọ của hộp số tự động khá thấp
  • Ngoài ra, việc bảo dưỡng hộp số vô cấp CVT cũng tốn kém hơn hộp số tự động thông thường. Hộp số vô cấp cần phải thay thế dầu sớm hơn, dây dai truyền động cũng cần phải thay thế sau 50.000 km theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Thông qua bài viết này Kovar tin rằng mọi người đều sẽ hiểu rõ ràng hơn về hộp số tự động vô cấp cũng như ưu và nhược điểm của nó từ đó có những lựa chọn phù hợp nhất đối với xế cưng của mình. 

post