Say xe là tình trạng phổ biến xảy ra ở rất nhiều người đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Với sức đề kháng còn yếu, say xe sẽ khiến trẻ nhỏ rất mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, hôm nay Kovar sẽ giúp các bận cha mẹ trang bị thêm những cách chống say xe cho trẻ em hiệu quả nhất nhé.
Menu
Dấu hiệu khi bé bị say xe
Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bé có thể bị say xe khi đi ô tô, tàu, xe buýt, xe lửa,..
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Nôn
- Nhức đầu
Vì sao bé lại bị say xe?
Say xe xảy ra trong trường hợp hệ thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn. Như chúng ta đã biết khi cơ thể đang chuyển động, các bộ phận của cơ thể sẽ gửi thông điệp hay truyền tín hiệu khác nhau đến não và trong khi đi xe bộ phận như tay cân sẽ truyền tín hiệu đến não rằng bé đang di chuyển về phía trước nhưng trong khi đó bé vẫn ngồi yên như vậy sẽ dẫn đến sự xung đột thông tin, dẫn đến say xe.
Tác hại của say xe đối với trẻ nhỏ
- Say xe sẽ khiến các bé mệt mỏi, nôn mửa ảnh hưởng đến chuyến đi, cuộc vui chơi
- Đôi khi các dấu hiệu của việc say xe khiến nhiều bé bị ốm
Những biện pháp phòng chống say xe cho trẻ em hiệu quả nhất
Khuyến khích con nhìn ra cửa sổ
Như được biết về nguyên nhân gây say xe cho bé ở bên trên thì việc trẻ em nhìn ra cửa sổ sẽ giúp cho các bộ phận của bé chuyển động và cùng gửi một thông điệp di chuyển về phía trước thì sẽ không bị xung đột truyền thông tin, giảm tình trạng gây say xe hơn.
Đi vào ban đêm
Thời điểm ban đêm thường là thời điểm ngủ của các bé, việc di chuyển đi lại khi đang ngủ sẽ khiến cho các bé quên đi cảm giác say xe. Tuy nhiên, bạn cần chú ý di chuyển tham gia giao thông thật cẩn thận vào thời điểm này.
Uống thuốc chống say xe
Uống thuốc chống say xe cũng là một cách mà nhiều người áp dụng cho trẻ em, tuy nhiên thuốc đôi khi sẽ dẫn đến các triệu chứng phụ hoặc phải tuân thủ theo liều lượng nhất định vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này nha. Thông thường bạn nên cho trẻ em uống thuốc chống say xe trước 1 giờ khi lên xe và tuân thủ liều lượng đối với trẻ em từng lứa tuổi cụ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Phân tán sự chú ý của bé
Nhiều khi bé bị say xe do quá tập trung vào việc đi xe, do vậy bố mẹ có thể giúp phân tán sự chú ý của bé bằng cách nói chuyện hoặ chơi trò chơi như hát, đố vui, trả lời nhanh để bé không còn suy nghĩ đến việc mình sẽ bị say hay sắp phải nôn ra.
Đem theo gừng
Gừng là một phương pháp chống say xe vô cùng hiệu quả. Trước đây, mọi người sử dụng gừng tươi bằng cách giã nhỏ uống trước khi lên xe hoặc buộc gừng vào cổ tay. Tuy nhiên với việc y học ngày càng phát triển như hiện nay thì mọi người có thể sử dụng mứt gừng, kẹo gừng để thay thế. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng mẹo này chỉ sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, việc ngửi vỏ quýt tươi cũng có tác dụng tương tự nhờ tinh dầu thơm từ vỏ quýt.
Quấn khăn khô
Bố mẹ nên quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau gáy ra trước ngực cho bé. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong hầu hết các trường hợp.
Xoa dầu gió
Bố mẹ có thể xoa dầu gió vào khu vực thái dương, phần sau gáy, hai lòng bàn tay, cổ tay cho bé. Đây cũng là một phương pháp chống say xe cho bé hiệu quả.
Không cho bé ăn quá no trước khi đi
Ăn quá no cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dễ khiến bị say xe và nôn mửa đặc biệt ăn những đồ ăn dầu mỡ sẽ khiến trẻ khó tiêu và thay vào đó bố mẹ hãy cho bé ăn những đồ có mù vị thanh đạm như trái cây, bánh quy mặn hoặc ăn cháo,.. Chú ý cần cho bé tránh xa các đồ uống có cồn hay sữa trong chuyến đi, vì bé rất dễ say nếu uống loại đồ uống này.
Nói “KHÔNG” với đồ chơi hay sách vở
Không làm trẻ phân tâm bằng đồ chơi hay sách vở bởi việc tập trung vào những thứ này càng làm tình trạng say xe của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Thay vì thế, hãy khuyến khích trẻ tập trung nhìn về phía trước, hướng đến những vật ở khoảng cách thật xa như cây cối, xe cộ, đồi núi,…
Hãy sử dụng âm nhạc
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhận thức về âm nhạc. Nếu được nghe âm nhạc đúng sở thích của trẻ, trẻ sẽ tạm quên đi cảm giác nôn nao. Do đó, để chống say xe cho trẻ, mẹ hãy cho bé nghe một vài bản nhạc mà bé yêu thích trên đường đi.
Tránh khói thuốc lá
Không hút thuốc lá trên xe khi có trẻ nhỏ đang đi cùng, kể cả khi cửa sổ mở. Hút thuốc lá không chỉ khiến trẻ phải hít những chất độc hại một cách gián tiếp mà còn khiến bé say xe hơn rất nhiều.
Tránh để đầu bé cựa quậy
Hãy mang theo gối ôm hoặc nâng đỡ đầu bé cẩn thận trên xe để tránh tình trạng đầu bé bị di chuyển quá nhiều. Đầu càng lúc lắc, đung đưa nhiều thì trẻ lại càng say xe.
Tránh mùi nặng
Tránh để những loại mùi khó chịu phát tán trên xe. Trong trường hợp bé không đi xe của nhà riêng mà đi xe khách, xe bus, nên cho bé sử dụng khẩu trang. Bố mẹ cũng tránh dùng nước hoa mùi quá nặng hoặc dùng các thiết bị làm thơm xe.
Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy.
Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp tới để bé chuẩn bị tâm lý và không bị sốc khi di chuyển, bé sẽ quen dần với sự mệt mỏi trước chuyến đi của mình.
Súc miệng sau khi bị nôn
Nếu trẻ bị nôn vì say xe, bạn nên cho bé uống ít nước sau khi nôn để mùi nôn trong miệng bé không còn lưu lại nữa. Những thức ăn nhẹ hoặc kẹo mút cũng là ý kiến không tệ, vì chúng vừa giúp bé không bị say xe vừa không gây bừa bộn.
Cho bé ngồi ghế đầu
Cho bé ngồi ghế trước đầu xe sẽ ít bị xóc hơn, tầm mắt của bé sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe như vậy bé sẽ ít bị say hơn.
Nếu là xe khách thì chọn những chỗ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể nhìn được các cảnh vật bên ngoài. Điều này sẽ giúp tâm trạng trẻ thoải mái hơn. Nên chọn cho bé chỗ ngồi ở nơi thoáng mát. Tốt nhất nên để bé ngồi ở vị trí đằng trước của xe để chống say xe.
Cho bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành
Cho bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành. Bé có sức khỏe tốt, không thiếu ngủ sẽ có chuyến đi khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác say xe hoặc nôn nao nữa.
Trên đây là tất cả các mẹo chống say xe mà các bậc phụ huynh cần tham khảo để áp dụng cho các bé trong việc phòng chống say xe. Kovar hi vọng các bé và gia đình sẽ có những chuyến đi tuyệt vời !!!