Theo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe hạng B1 sẽ không còn đủ điều kiện để điều khiển ô tô. Thay vào đó, giấy phép này chỉ cho phép điều khiển mô tô ba bánh và các loại xe khác theo quy định tương tự như giấy phép lái xe hạng A1. Quy định này được nêu rõ tại Điều 57 (Giấy phép lái xe) của luật mới.
Menu
Nội dung quy định về giấy phép lái xe B1 sẽ không được lái ô tô
Theo quy định hiện hành, cụ thể tại khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 và khoản 5, khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng B1 hiện cho phép người sở hữu điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ (bao gồm cả chỗ lái), ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg.
Tuy nhiên, Quốc hội mới đây đã ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024). Luật mới quy định giấy phép B1 sẽ không còn được phép điều khiển ô tô.
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép hạng B1 sẽ chỉ cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Người sở hữu giấy phép B1 sẽ được phép lái các loại xe sau:
- Xe mô tô ba bánh;
- Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm³ hoặc công suất động cơ điện đến 11 kW.
Giải đáp những câu hỏi về quy định mới liên quan giấy phép lái xe hạng B
Giấy phép lái xe được phân loại ra sao từ năm 2025?
Cũng theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2025 thì từ năm 2025 giấy phép lái xe sẽ được tăng lên 15 hạng là A1, A, B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE (còn hiện nay theo Luật Giao thông đường bộ 2008 là 13 gồm A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FC và FE.)
Tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các hạng của giấy phép lái xe ô tô kể từ ngày 1/1/2025 gồm: B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.
Trong đó:
- Giấy phép lái xe hạng B: Cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg
- Giấy phép lái xe hạng C1: Cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
- Giấy phép lái xe hạng C: Cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1
- Giấy phép lái xe hạng D1: Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C.
- Giấy phép lái xe hạng D2: Cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1
- Giấy phép lái xe hạng D: Cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
- Giấy phép lái xe hạng BE: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
- Giấy phép lái xe hạng C1E: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
- Giấy phép lái xe hạng CE: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
- Giấy phép lái xe hạng D1E: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
- Giấy phép lái xe hạng D2E: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
- Giấy phép lái xe hạng DE: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
Bằng lái xe B1 được cấp trước năm 2025 có phải thi lại không?
Tại Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
Trường hợp giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật này có hiệu lực sử dụng như sau:
– Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
– Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Theo đó, người đã có bằng lái xe B1 trước ngày 1/1/2025 thì vẫn được tiếp tục sử dụng mà không phải thi lại giấy phép lái xe hạng B.
Tuy nhiên, phạm vi sử dụng phương tiện tham gia giao thông của bằng lái xe B1 có sự thay đổi, cụ thể:
– Bằng lái xe B1 số tự động được lái xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
– Bằng lái xe B1 được điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Mặc dù vậy, khi bằng lái xe B1 hết thời hạn thì người lái xe vẫn phải thực hiện sát hạch để được cấp giấy phép lái xe hạng B.
Quy định mới về việc bằng B1 không được lái xe chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi trong cách điều khiển và quản lý ô tô tại Việt Nam, và việc chuẩn bị cho sự thay đổi này từ sớm sẽ giúp giảm thiểu những phiền toái và khó khăn trong tương lai. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này sẽ giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát giao thông hiệu quả hơn, đảm bảo rằng các tài xế có khả năng điều khiển phương tiện một cách an toàn và hợp pháp.