Cách kiểm tra ắc quy hỏng và các mẹo bỏ túi để xử lý

Ắc quy hỏng và cách kiểm tra ắc quy hỏng khiến khá nhiều tài xế phải loay hoay. Tuy nhiên đến với Kovar việc kiểm tra ắc quy hỏng và các cách xử lý sẽ không phải là một vấn đề khó khăn nữa. Cùng theo dõi các thông tin Kovar cung cấp dưới đây nhé !!!

Những dấu hiệu cho thấy ắc quy có vấn đề

Đèn cảnh báo ắc quy sáng lên

 

Đèn cảnh báo ắc quy sáng lên
Đèn cảnh báo ắc quy sáng lên

 

Đèn cảnh báo ắc quy là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết ắc quy có vấn đề nhất, việc cần làm của bạn là mang xe tới trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra tình trạng ắc quy của bạn.

Động cơ khởi động yếu

Khi bạn đi xe bạn phải khởi động ắc quy nhiều lần hoặc khi bạn nhấn nút khởi động hay quay chìa khóa mà động cơ chỉ nổ nhẹ hoặc khởi động không lên nổi thì đây cũng là một trong các dấu hiện nhận biết ắc quy có vấn đề. 

Động cơ không quay, không có đèn nào sáng trên bảng táp lô

Nếu xoay chìa khóa để khởi động mà động cơ không nhúc nhích và các hệ thống khác cũng không hoạt động được như đèn, còi… thì có thể ắc quy bị hỏng hẳn, máy phát hỏng hoặc hệ thống điện gặp sự cố. 

Vỏ ắc quy bị phù, biến dạng

Do nhiệt độ quá cao trong khoang động cơ gây ra khiến vỏ ắc quy có hiện tượng bị phù, sưng nở, làm giảm tuổi thọ của ắc quy, hãy nên thay thế ắc quy ngay lập tức.

Kiểm tra màu ắc quy thông qua mắt thăm

Nếu mắt thăm có màu xanh, bình ắc quy vẫn còn tốt và hoạt động bình thường như trên xe ô tô mới. Mắt thăm có màu đen, ắc quy bị yếu điện, cần phải nạp bổ sung. Trong trường hợp mắt thăm có màu trắng, ắc quy bị hỏng và cần phải thay thế.

Các cách xử lý khi ắc quy có vấn đề

Trường hợp ắc quy hết điện cần tiến hành nạp điện

Hầu hết trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng của ắc quy thì nhà sản xuất đều đưa ra các lời khuyên về thời gian và dòng điện nạp tương ứng cho từng loại ắc quy. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách nạp ắc quy trên một số diễn đàn, website hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm về xe. Tuy nhiên còn với Kovar, các chuyên gia đưa ra lời khuyên về các cách nạp như sau: tùy theo lượng ắc quy còn mà sẽ căn cứ vào thời gian nạp khác nhau

  • Nếu ắc quy dùng cạn thì bạn có thể nạp với dòng điện tối đa 2,5/10 dung lượng bình trong thời gian 4 giờ hoặc nạp với dòng điện 1/10 dung lượng bình trong trong 10 giờ ở điện áp 14,5 đến 15V
  • Với các trường hợp ắc quy chỉ sử dụng hết 50% (hoặc một con số nào đó lớn hơn 20%) thì lúc đó bạn cần xem xét để nạp với dòng điện và thời gian tương ứng khác, nếu bạn vẫn nạp với thời gian và dòng điện như trên trong trường hợp này thì đến thời điểm ắc quy đã đầy mà vẫn bị cưỡng bức nạp thêm sẽ gây giảm tuổi thọ của ắc quy. 

Trong trường hợp nạp ắc quy ô tô, bạn cần để ở nơi thông gió tốt do hơi thoát ra trong quá trình này rất dễ nổ. Không để các nguồn lửa như tia lửa điện, thuốc lá đang cháy ở gần ắc-quy đang nạp điện bởi chúng có thể làm nổ, bắn dung dịch điện phân ra xung quanh.

Trường hợp ắc quy bị hư hại nặng cần tiến hành thay mới

Khi trường hợp ắc quy của bạn bị hư hại nặng thì bạn cần tiến hành thay ắc quy mới.

Trong trường hợp bạn tiến hành tự thay ắc quy thì bạn cần chú ý không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao có thể chạy qua khiến bạn bị bỏng nặng. Ngoài ra khi tháo ắc-quy, luôn luôn tháo dây cực âm hoặc cực mát trước. Nếu sau đó bạn vô tình chạm mát cực có cách điện, dây cung cấp điện hoặc dây nóng, hiện tượng ngắn mạch sẽ không diễn ra.

Thay ắc quy ở đâu?

Thay ắc quy ô tô ở đâu
Thay ắc quy ô tô ở đâu
  • Garage, cơ sở sửa chữa xe: với các trường hợp mà bạn chưa tự tin để tự thay hoặc muốn đến cơ sở uy tín chuyên nghiệp để thay thì có thể đánh xe đến garage và nhờ thợ thay thế cũng như tư vấn các loại ắc quy phù hợp nếu không biết. Tuy nhiên khi đi thay ắc quy bạn cần chú ý quan sát xem kỹ thuật đã thay đúng loại ắc quy mới và đúng với loại ắc quy mình yêu cầu không nhé !
  • Tự thay tại nhà: bạn có thể tự mua loại ắc quy phù hợp và tiến hành thay tại nhà thì chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều và việc thay thế cũng khá dễ dàng. Trong trường hợp bạn tiến hành tự thay ắc quy thì bạn cần chú ý không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao có thể chạy qua khiến bạn bị bỏng nặng. Ngoài ra khi tháo ắc-quy, luôn luôn tháo dây cực âm hoặc cực mát trước. Nếu sau đó bạn vô tình chạm mát cực có cách điện, dây cung cấp điện hoặc dây nóng, hiện tượng ngắn mạch sẽ không diễn ra.

Bảo dưỡng ắc quy như thế nào

Để tránh phải thay ắc quy nhiều ảnh hưởng đến kinh tế cũng như đảm bảo cho động cơ của bạn hoạt động tốt nhất thì bạn cần phải bảo dưỡng ắc quy của mình đúng cách. Dưới đây là một vài kinh nghiệm Kovar chia sẻ gửi tới bạn đọc để bảo vệ ắc quy của mình. 

  • Đối với khi thời tiết lạnh thì dầu nhớt dễ bị đông đặc lại hơn vì vậy ắc quy làm việc cũng khó hơn do vậy khi lâu ngày không sử dụng mọi người cần nạp lại bình ắc quy định kì mỗi tháng 1 lần. 
  • Mặt khác, ở nhiệt độ cao cũng dễ khiến cho dung dịch trong bình bị bay hơi, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong của ắc quy, đồng thời, những thiết bị lỗi trong quá trình nạp như bộ điều chỉnh điện thế cũng sẽ khiến cho ắc quy bị quá nạp, làm hư các thẻ chì và giảm tuổi thọ của ắc quy. Khi chất lỏng trong bình bị bay hơi nhiều cũng sẽ làm cho các bề mặt thẻ chì không được chìm hẳn trong dung dịch điện phân và sẽ bị hư hại, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ hao hụt để châm thêm dung dịch đúng mức cần thiết.
  • Giữ cho bề mặt phía trên được sạch sẽ cũng là một cách bảo dưỡng tốt và duy trì cho bình ắc quy hoạt động bình thường.
  • Các tạp chất, bụi bặm đóng trên bề mặt bình rất có thể trở thành chất dẫn điện làm hao tổn năng lượng. Mặt khác, sự ăn mòn tích tụ lâu ngày cũng sẽ làm cô lập các mối nối, khiến cho ắc quy không thể sử dụng được.
  • Dấu hiệu để nhận thấy dung dịch điện phân bị rò rỉ là sự ăn mòn trắng khay ắc quy và kim loại xung quanh. Lúc đó, ta cần phải kiểm tra xem ắc quy có bị quá nhiệt hay quá nạp không để bổ sung thêm nước cất cho bình hoặc kiểm tra lại bộ phận nạp điện, đồng thời làm sạch bề mặt và các phía xung quanh bình ắc quy.
  • Vì lý do an toàn trong việc bảo dưỡng bình, xe nhất định phải được tắt động cơ. Không bao giờ được khởi động động cơ khi bạn đang đứng gần ắc quy. Một bình ắc quy chứa dung dịch axit có thể bị nổ tung nếu như bình quá nóng hay có một tia lửa hoặc thuốc lá đang cháy. Vì vậy, khi bảo dưỡng bình, cần phải đặt bình ở nơi thông thoáng gió, không đeo đồng hồ hoặc dây chuyền vì nếu chẳng may bị ngắn mạch thì dòng điện cao có thể chạy qua và khiến cho bạn bị bỏng nặng. Trường hợp này cần chú ý và phát hiện nguy cơ hỏng bình, phù bình dễ gây nổ.
  • Khi tháo bình ắc quy, luôn luôn tháo dây cực âm ra trước, dây cực dương ra sau, vì nếu sau đó bạn vô tình chạm mát vào cực có cách điện, dây cung cấp điện hoặc dây nóng thì hiện tượng ngắn mạch cũng sẽ không xảy ra.
  • Vận chuyển bình ắc quy cần phải nhẹ nhàng, không kéo lê hay va chạm mạnh làm xước mòn hoặc làm bể vỏ bình.
  • Các thiết bị này vẫn tiêu thụ điện ngay cả khi đã rút chìa khoá điện. Ngoài ra, chủ xe, nhất là nữ giới, thường có các thói quen sử dụng làm giảm tuổi thọ ắc quy như: mở máy lạnh khi không nổ máy; nghe nhạc, xem phim trên xe khi không nổ máy; quên tắt đèn pha, đèn xinhan, đèn trần khi ra khỏi xe; quên đóng kín cửa, rút chìa khoá điện khi ra khỏi xe; thiếu kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.

Song song với các thị trường khác thì thị trường ắc quy cũng trở nên rất sôi động vì vậy bạn nên lựa chọn cho mình đúng loại ắc quy cũng như bảo dưỡng ắc quy một cách hợp lí nhất. Kovar rất hi vọng có thể đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường !!!

post