Bằng B1 lái được xe gì? Phân biệt giữa bằng lái B1 và B2

Bằng B1 khá được phổ biến hiện nay đặc biệt khi xe tự động ngày càng được tin dùng. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người không nắm rõ được bằng B1 lái được những xe gì và phân biệt giữa bằng lái B1 và B2. Do vậy, hôm nay hãy cùng Kovar đi tìm hiểu về bằng B1 với những thông tin cụ thể và hữu ích nhất nhé !!!

 

Bằng B1 có thể lái được xe gì?
Bằng B1 có thể lái được xe gì?

 

Bằng B1 lái được những xe gì?

Bằng B1 hiện nay chủ yếu dùng để lái xe số tự động tuy nhiên vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn với bằng B1 cũ (bằng này cho phép người lái xe điều khiển xe số sàn), do vậy nên để tránh gây nhầm lẫn giữa hai loại bằng này bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động hiện nay là B11. Và được cụ thể về loại xe bằng B1 được lái như sau

Bằng lái xe B1
Bằng lái xe B1
  • Bằng B11: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg, ô tô dùng cho người khuyết tật.
  • Bằng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg, máy kéo kéo một rơ móoc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

Như vậy, người có GPLX hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, GPLX hạng B1 được phép điều khiển xe ô tô số sàn. Cả hai loại bằng này đều không cho phép hành nghề lái xe.

Chính vì vậy, người có nhu cầu lấy bằng  B1 cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn loại giấy phép lái xe thật sự phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân. Đặc biệt, các chuyên gia tư vấn xe của Kovar cho biết bằng B1 đặc biệt phù hợp và có tính an toàn cao đối với các đối tượng như phụ nữ, người lớn tuổi và người khuyết tật.

Phân biệt bằng B1 và B2

Có rất nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được bằng B1 và B2 đặc biệt khi bằng B1 cũ có thể lái được xe số sàn. Qua đây Kovar sẽ chỉ giúp bạn cách phân biệt bằng lái B1 và B2 một cách dễ hiểu nhất.

Phân biệt bằng lái B1 và B2
Phân biệt bằng lái B1 và B2

Điểm chung giữa bằng lái B1 và B2

– Điều kiện học và thi bằng lái xe:

+ Đảm bảo công dân nước Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam theo đúng pháp luật

+ Đảm bảo từ 18 tuổi – tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đủ sức khỏe, trình độ văn hóa (theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008), đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

– Loại xe được điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (riêng B1 số tự động là ô tô xe số tự động), kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điểm khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Tiêu chí

B1 số tự động

B1

B2

Thời gian đào tạo

476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340)

556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420)

588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)

Loại xe được điều khiển

– Chỉ được điều khiển xe số tự động

– Không được hành nghề lái xe (taxi, taxi tải…)

– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

– Không được hành nghề lái xe

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

– Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động (các loại ô tô chuyên dùng) có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

– Được hành nghề lái xe

Thời hạn sử dụng

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

10 năm, kể từ ngày cấp

 

Học bằng lái xe B1 hết khoảng bao nhiêu và trong bao lâu?

Học bằng lái xe B1 trong bao lâu và mất bao nhiêu?
Học bằng lái xe B1 trong bao lâu và mất bao nhiêu?

Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian đào tạo lái xe hạng B1 như sau:

– Bằng B11 – Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);

– Bằng B1 – Xe số sàn: 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);

Theo khảo sát, giá học bằng lái xe B1 tại các trung tâm đào tạo sát hạch lấy giấy phép lái xe hiện nay dao động từ 4 – hơn 6 triệu đồng. Ngoài ra, khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Thời hạn sử dụng bằng lái xe B1

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thời hạn của giấy phép lái xe:

Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Mức phạt khi sử dụng bằng B1 không phù hợp với loại xe đang điều khiển

 

Mức phạt khi sử dụng bằng B1 không phù hợp với phương tiện đang điều khiển
Mức phạt khi sử dụng bằng B1 không phù hợp với phương tiện đang điều khiển

Người có GPLX hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng.

Tất cả thông tin về bằng B1 đã được nêu bên trên để quý độc giả có thể nắm được. Kovar.vn hi vọng người lái xe sẽ lựa chọn cho mình bằng lái xe phù hợp nhất, giúp ích cho mọi người trong việc di chuyển nhất. Chúc các bạn lái xe an toàn !!!

post