Tuổi thọ của các bộ phận trên xe ô tô cần phải biết

Xe ô tô là phương tiện di chuyển hằng ngày, do vậy theo thời gian cùng với nhu cầu sử dụng của con người chúng có thể hỏng hóc và gặp vấn đề theo thời gian. Hãy cùng Kovar.vn ước lượng tuổi thọ của các bộ phận trên xe ô tô cần phải biết nhé!

Tuổi thọ của các bộ phận trên xe ô tô 

Tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô cần phải biết
Tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô cần phải biết

Lọc dầu

Tuổi thọ bộ phận này trung bình rơi vào khoảng: 3-6 tháng 

Vậy nên theo định kỳ 3-6 tháng hoặc khi đi được quãng đường 5000km – 8000km, bạn hãy thay dầu bôi trơn một lần. Cũng như nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu. Đó là những câu trả lời bạn sẽ nhận được khi hỏi bất kì người thợ sửa xe nào. 

Cần gạt nước

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều như Việt Nam thì cần thay mới cần nước 6 tháng – 1 năm để đảm bảo sử dụng hiệu quả. 

Tuy vậy bạn cũng không nên căn thời gian một cách quá cứng nhắc. Hãy để ý đến một số dấu hiệu báo cần phải thay cần gạt nước như:

  • Xuất hiện các vệt sọc hoặc vệt nằm ngang trên kính sau khi gạt nước: Chất lượng của lưỡi gạt cao su bị xuống cấp do bụi bẩn, nhiệt độ và cả vi khuẩn khiến cao su bị lão hóa nhanh.
  • Có các khu vực nằm trong tầm hoạt động của gạt nước bị bỏ sót: Lưỡi gạt bị vênh, không ép bám vào bề mặt kính chắn gió.
  • Gạt nước bị rung và phát ra tiếng động khi hoạt động: Lò xo trên cần gạt nước bị yếu, không đủ tạo áp lực cho lưỡi gạt nước ép vào kính chắn gió.

Má phanh

Tuổi thọ: 3-5 năm 

Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần suất thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là do mòn má phanh. Sau 3 – 5 năm sử dụng hoặc 50.000 – 120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh. 

Bên cạnh nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, có thể các gioăng cao su đã bị hở. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào. 

Ắc quy

Tuổi thọ 4 – 5 năm 

Xe không chạy, ắc – quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng 

Lốp

Tuổi thọ: 6 năm 

Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19000 km – 24000km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10000km/năm, lốp xe có thể bị thoái hóa trước khi mòn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lớp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp. 

Đèn pha

Tuổi thọ 7 năm 

Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì có thể sử dụng 7 năm. 

Bơm nhiên liệu

Tuổi thọ: 6-8 năm 

Bơm nhiên liệu cũng là chi tiết thường bị thay oan. Sau khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Nhưng trên thực tế, vấn đề lại nằm ở bộ ổn định áp suất, tắc đường ống hoặc hệ thống điện có vấn đề. Bơm thường gặp hỏng sau năm thứ 6 trở đi, nguyên nhân phổ biến là do thói quen thường xuyên để nhiên liệu trong bình ở mức thấp làm bơm không thể bôi trơn đầy đủ. Bơm nước rất ít hỏng, nếu có thường sau 6-8 năm, vấn đề phổ biến là mòn bạc làm kín. Nước làm mát không lưu thông, động cơ quá nhiệt. 

Bugi

Tuổi thọ: 8 năm 

Bu-gi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000km hoặc 8 năm. Tuy nhiên có thể chúng phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt. 

Cảm biến

Tuổi thọ trung bình của cảm biến là 8 – 10 năm khoảng 250.000 km đối với cảm biến động cơ và 160.000km đối với cảm ứng oxy vì chúng thường kết dính nhiều bụi bẩn, muội than. Dây cảm biến đứt thường làm đèn Check Engine sáng. 

Những bộ phận trên xe ô tô dễ hỏng nhất

Những bộ phận trên xe ô tô dễ hỏng nhất
Những bộ phận trên xe ô tô dễ hỏng nhất

Như mọi người đã biết, trên xe ô tô có khá nhiều bộ phận được sử dụng với tần suất liên tục hay bị ảnh hưởng khi tiếp xúc trực tiếp dưới tác động từ môi trường bên ngoài như: ánh nắng mặt trời, mưa, khói bụi,…Do vậy tuổi thọ và độ bền của chúng sẽ bị ảnh hưởng và giảm đi nhanh chóng, dễ gây hư hỏng nhất so với các bộ phận ô tô khác. Dưới đây Kovar.vn điểm qua một vài bộ phận dễ hư hỏng nhất trên xe ô tô.

Hệ thống đèn xe 

Hệ thống đèn xe thường nằm ở các khu vực phần đầu xe hoặc đuôi xe, thuộc các khu vực bên ngoài của xe có chức năng chiếu sáng hoặc phát tín hiệu giúp cảnh báo xe tránh khỏi những vật cản hoặc những va chạm bất ngờ. Sau một thời gian sử dụng đèn thường bị giảm về khả năng chiếu sáng do nhiều tác động bên ngoài hay nguồn điện không ổn định do xe cũ, xuống cấp hay hiệu điện thế của ắc quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế dẫn đến tình trạng bóng đèn có thể chập, cháy hoặc hư hỏng. Để hạn chế ảnh hưởng đến hệ thống đèn xe khi di chuyển, các tài xế nên hạn chế di chuyển ở các đoạn đường gồ ghề, xóc nảy. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ở những đoạn đường như vậy nên giảm tốc độ và rà phanh để không bị xóc quá nhiều. Đồng thời, chủ xe cũng nên thường xuyên kiểm tra và bảo hành hệ thống đèn để đảm bảo khả năng chiếu sáng tốt nhất. 

Phanh xe

Đối với tất cả các phương tiện, phanh xe được coi là một bộ phận quan trọng, ngăn chặn những sự cố tai nạn bất ngờ xảy ra cho tài xế cũng như hành khách. Có rất nhiều các tình huống xảy ra tai nạn thương tâm do tài xế không phanh kịp xe. Và bởi vì thường được dùng đột xuất khi có trường hợp khẩn cấp nên tuổi thọ của phanh dễ bị suy giảm do má phanh bị mài mòn nhiều, trơ hoặc thiếu dấu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ. Và phanh là một trong những bộ phận đặc biệt mà chúng ta không thể để đến khi không thể phanh xe mới nghĩ tới việc kiểm tra, thay thế chi tiết này mà chủ xe cần bảo dưỡng phanh xe thường xuyên và kiểm tra phanh xe trước mỗi chuyến đi đặc biệt là những chuyến đi dài hay địa hình phức tạp để loại bỏ tối đa những nguy hiểm tiềm ẩn tới chính bạn và mọi người ngồi trong xe. 

Hệ thống cần gạt nước

Cần gạt nước là hệ thống bên ngoài xe chịu ảnh hưởng khá nhiều từ những tác động thiên nhiên như nắng, mưa, gió, bụi bẩn,…Và với chất liệu đặc trưng là cao su, lưỡi gạt mưa là chi tiết dễ bị hư hỏng nhất do chịu sự ma sát khá nhiều với kính xe và chịu sự tác động từ các yếu tố khác. Theo Kovar.vn, các tài xế nên kiểm tra và thay cần gạt mới sau khi sử dụng trên 1 năm – 1 năm rưỡi để đảm bảo đạt hiệu quả nhất và đừng quên thường xuyên kiểm tra hệ thống cần gạt nước để kịp thời thay thế. 

Lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ có chức năng chính là loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trước khi không khí lọt vào động cơ, chính vì vậy bụi bẩn sẽ tích tụ ở khu vực này và gây ảnh hưởng đến khả năng lọc cũng như đưa không khí vào động cơ. Khi không đủ không khí trong động cơ sẽ dẫn đến tình trạng hao xăng, tăng mức thải nhiên liệu gây ô nhiễm đồng thời động cơ xe cũng hoạt động không ổn định, phát ra những âm thanh khó chịu. Theo như kinh nghiệm từ những tài xế lâu năm, chủ xe nên kiểm tra và bảo dưỡng lọc gió động cơ trung bình 1 năm/lần hoặc sau mỗi 20000km. Tuy nhiên với các bác tài thường xuyên di chuyển trong những khu vực bụi bẩm nên kiểm tra thường xuyên hơn. 

Lốp xe 

Theo thống kê hàng năm, phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều có nguyên nhân đến từ việc nổ lốp xe. Tình trạng nổ lốp xảy ra có thể do lốp ô tô quá mòn hoặc cũ khiến cho khả năng chịu tải trọng xe của bộ phận này vượt quá giới hạn. Lúc này, lốp xe sẽ bị mài mòn nhiều do phải ma sát với mặt đường dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và phát nổ.

Vì vậy, để tránh nổ lốp xe, chúng ta nên sử dụng lốp chất lượng và phù hợp với kích thước mâm xe. Sau 1 năm sử dụng, các bác tài cần kiểm tra lốp định kỳ và bảo dưỡng, thay thế mới. Ngoài ra, trước khi bắt đầu một hành trình dài, chủ xe nên đo áp suất và giữ lốp ở mức phù hợp với nhiệt độ nhằm tránh nổ lốp.

Nhìn chung, Kovar.vn tin rằng ngoài các bộ phận kể trên thì chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra những bộ phận khác trên xe theo định kì hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo xe vận hành tối ưu nhất. 

post